Saturday, April 30, 2011

KIM CƯƠNG

Từ trước tới giờ mình có cảm xúc cực kỳ đặc biệt với vàng 22k và 24k , nhìn thấy nó là như có một sức cuốn hút kỳ lạ thích nhìn ngắm , sở hữu nó đeo nó mỗi ngày dù rằng hơi quê và sến nhưng vẫn thích ...
vào một ngày đẹp trời ,đột nhiên thích thêm một loại đá quý nữa đó là kim cương :) mà đã thích thì mình muốn được sở hữu nhìn ngắm nâng niu nhưng giá cả của kim cương thì đâu phải rẻ ....thế là hai vợ chồng đi dạo qua các shop kim cương uy tín , khi vào sâu khám phá mới thấy kim cương có nhiều giá nhiều loại muôn hình muôn vẽ ....nhìn hạt nào cũng như hạt nấy thôi có gì khác biệt cái nào cũng sáng chíeu lấp lánh ...vậy mà hic.hic....eo ôi mắc sao là mắc ....:(chỉ là một viên đá thôi sao lại bỏ ra hàng chục triệu để mang về nhà nhỉ ???
Sau thời gian tìm hiểu và khám phá thì mình có sưu tầm được cách đánh giá kim cương
Giá trị kim cương được xác định qua 4 yếu tố, thường được gọi là 4C, tức là:
Carat: Tính theo đơn vị carat (tương đương với 0.2 gram). Trọng lượng càng nặng, giá trị càng cao – nhưng cần lưu ý rằng giá trị tăng theo cấp số nhân vì những viên kim cương lớn hiếm có hơn. Ví dụ nếu 1 viên kim cương nặng 0.5 carat có giá là 3,000 USD, thì một viên 1 carat (trọng lượng gấp đôi) có thể có giá là 10,000 USD thay vì 6,000 USD.


Clarity(Độ trong): Được dùng để mô tả mật độ khuyết điểm có trong kim cương, bắt đầu từ FL (Flawless – Không có khuyết điểm),IF(Internally Flawless) xuống dần đến VVS (Very Very Slightly Included), VS (Very Slightly Included), SI (Slightly Included), P, I (Imperfect). Giá trị viên kim cương càng cao khi càng ít khuyết điểm.

Cut: Nếu 3 chữ C nêu trên là yếu tố thiên nhiên sẵn có của kim cương, thì chữ C cuối cùng này là yếu tố cực kỳ quan trọng để xác định giá trị của kim cương. Chính cách cắt mới làm tôn lên vẻ đẹp lấp lánh tuyệt vời của kim cương. Nếu cắt chuẩn, viên kim cương sẽ trở nên sáng hơn, trắng hơn, lấp lánh hơn vì tất cả ánh sáng chiếu vào nó đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra mặt trên chứ không bị thất thoát xuống phía dưới nhờ sự phối hợp tối ưu của góc độ, sự cân đối và số lượng của các bề mặt cắt. Theo thông lệ, cách cắt được chia làm 3 đẳng cấp: Good (Đẹp), Very good (Rất đẹp), Excellent (Xuất sắc) để phản ánh mức độ chuẩn xác của các bề mặt cắt (tỷ lệ, số lượng, góc độ, sự cân đối).


Colour(Màu sắc): Kim cương thông thường có màu trắng (ngoài ra còn có màu hồng, xanh, vàng, nâu), và giá trị càng cao nếu màu càng trắng. Thang màu bắt đầu từ ký hiệu D (Colourless – Không màu) và tiếp tục xuống E, F, G, H, I, J,… Z.


(Sưu tầm )

Cách nhận biết kim cương thật và giả

Cách 1: bỏ viên kim cương vào một ly nước trong để xem độ sáng của kim cương. Nếu kim cương vẫn chiếu sáng là kim cương thật, còn nếu ánh sáng mờ là nhân tạo.

Cách 2: thử bằng acid. Nhúng viên kim cương vào acid, kim cương thật không mờ.

Cách 3: thử bằng các vạch màu. Dùng một miếng giấy trắng vẽ 3 sọc xanh, đỏ, vàng rồi để viên kim cương lên quan sát. Kim cương thật sẽ không cho thấy rõ các vạch màu, các vạch màu sẽ nhòe đi, còn kim cương nhân tạo sẽ thấy rõ các vạch màu.